Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

Nguy cơ bị còi xương ở trẻ béo phì

Nguy cơ bị còi xương ở trẻ béo phì  


Nhiều người suy nghĩ rằng, bệnh còi xương chỉ xảy ra ở trẻ "nhẹ cân thiếu ký”. Nhưng trong thực tế, trẻ nhẹ cân và dư cân đều có nguy cơ mắc bệnh như nhau. Thậm chí, trẻ càng thừa cân càng có nguy cơ còi xương cao hơn vì trẻ phát triển quá nhanh, nhu cầu về canxi cao hơn trẻ bình thường, nếu cha mẹ không chú ý sẽ không đáp ứng đầy đủ.


Nguy cơ bị còi xương ở trẻ béo phì?

Những trẻ bụ bẫm, thậm chí thừa cân vẫn có thể bị suy dinh dưỡng. Bệnh còi xương, suy dinh dưỡng ở trẻ béo phì là một bệnh có liên quan đến rối loạn chuyển hóa canxi, phôt-pho do cơ thể thiếu vitamin D và thường gặp ở trẻ đang thời kỳ lớn nhanh. Bệnh còi xương xảy ra nhiều ở trẻ dưới 3 tuổi, thường gặp nhất là trẻ 3-18 tháng.



Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là thiếu vitamin D do không được cung cấp: ít phơi nắng, da sậm màu, trẻ sinh non, trẻ quá bụ bẫm…, mất vitamin D qua thận, còi xương kháng vitamin D... dẫn đến thiếu canxi làm ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ xương. Bé càng "bự" càng cần nhiều canxi.

Cách đề phòng:

Muốn tránh bệnh còi xương cho trẻ phải phòng bệnh ngay từ khi còn là bào thai, người mẹ phải ăn uống đủ chất, chú ‎‎ý tăng cường những thực phẩm có nhiều canxi như: tôm, cua, cá, trứng, sữa, đậu đỗ trong suốt thời gian mang thai.

Ở trẻ nhỏ, phơi nắng chính là nguồn cung cấp vitaminD chủ yếu. Da trẻ đã có sẵn các tiền vitamin D, dưới tác dụng tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời, các tiền vitamin D này sẽ chuyển hóa thành vitamin D. Phụ huynh nên cho trẻ tắm nắng hằng ngày bằng cách để chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài 15-30 phút buổi sáng (trước 9 giờ). Lưu ý là phải tắm nắng trực tiếp, không đứng sau lớp kính cửa sổ vì không có tác dụng. Ở những nơi thiếu ánh nắng mặt trời, việc cung cấp vitamin D phụ thuộc nhiều vào chế độ ăn.




Tất cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, thiếu niên đều phải được cung cấp tối thiểu 400 UI vitamin D mỗi ngày. Sau sinh, trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn, tiếp đó cho bú mẹ một phần cho đến khi trẻ bú được khoảng 1 lít sữa/ngày, hoặc uống thêm trên 250 ml sữa có bổ sung vitamin D. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, mẹ nên cho trẻ ăn thêm các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi và dầu mỡ, vì vitamin D là loại tan trong dầu, nếu chế độ ăn thiếu dầu mỡ thì trẻ không hấp thu được. Lưu ý, chế độ ăn quá dư đạm cũng làm tăng khả năng mất canxi. Đối với trẻ nhỏ trên một tuổi, nếu ăn ít thực phẩm bổ sung vitamin D như sữa, bột, lòng đỏ trứng… thì cũng nên bổ sung vitamin D từ 200-400 UI/ngày.

Đặc biệt, với những trẻ có nguy cơ thiếu vitamin D như: hội chứng kém hấp thu mỡ (suy tụy, bệnh gan mạn tính…) hoặc sử dụng thuốc chống động kinh thì phải được theo dõi nồng độ vitamin D và bổ sung định kỳ. Liều bổ sung phải cao hơn bình thường 2-4 lần.



Ngoài ra, chứng béo phì ở trẻ cũng có tác hại rất lớn đến phát triển trí tuệ. Những trẻ càng béo phì thì học càng kém. Những trẻ béo phì khi trưởng thành sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như: bệnh mạch vành cao gấp đôi so với người bình thường; xơ vữa mạch máu gấp 7 lần; tai biến mạch máu não cao gấp 13 lần.

Nếu bạn có những tâm sự hay thắc mắc về giảm cân cần được tư vấn, hãy chia sẻ trên http://giambeo24h.com hoặc gọi tới số: 0973.820.820 – 0906.312.382 - Trung tâm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp Nano luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra những lời khuyên bổ ích cho bạn!


Author: Nguyễn Duy Đại

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét