Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013

Phtalat – Hóa chất gây béo phì ở trẻ em và phụ nữ


Phtalat – Hóa chất gây béo phì ở trẻ em và phụ nữ


(giambeo24h.com) - Phtalat làm sánh các mỹ phẩm, sản phẩm giặt rửa, chai nhựa. Trong thời gian qua, các phòng thí nghiệm trên thế giới đã thu thập ngày càng nhiều chứng cớ cho thấy phtalat tác động tiêu cực đến sự cân bằng hocmon trong cơ thể, gây ra các biến chứng của bệnh béo phì và giảm nồng độ insulin.


Phtalat là chất gì?

Dẫn chất phtalat là một nhóm chất hữu cơ có cấu tạo gần giống nhau: DEHP (diethylhexylphtalat), PCB (poli chlorinate biphenyl), DEP (diethylphtalat), DBP (dibutylphtalat), BzBP (benzylbutylphtalat). Chúng có nhiều trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và đời sống. Ta quen gọi các sản phẩm chứa dẫn chất phtalat là chất dẻo, chất nhựa, nilon.

Phtalat gây 
béo phì có ở đâu?

Phtalat có thể thấy ở mọi nơi: trong thức ăn, nước, túi bằng chất dẻo, đồ đóng gói, mỹ phẩm, dầu gội đầu và đồ chơi. Phụ nữ mang thai, trẻ sinh non và trẻ nhỏ có thể đặc biệt nhạy cảm với hóa chất này. Đựng nước nóng hoặc thức ăn nóng vào đồ chứa làm bằng chất dẻo có thể rất nguy hiểm cho sức khỏe.



 

Các hóa chất phtalat - có trong chất dẻo để chế biến núm vú giả và đồ chơi trẻ em - làm tăng tỷ lệ béo phì ở trẻ. Hóa chất đi etyl hexin phtalat (DEHP) - một dẫn chất phtalat -  có thể làm thay đổi các chức năng sinh học liên quan tới chuyển hóa chất béo. Trẻ có nồng độ DEHP cao nhất có nguy cơ bị béo phì cao hơn gấp gần 5 lần so với trẻ có nồng độ DEHP thấp nhất. Hóa chất này điều hòa kiểm soát sự hình thành chất béo và chuyển hóa lipid. Những trẻ có chỉ số khối cơ thể cao hơn thường có nồng độ DEHP cao hơn. Nguy cơ béo phì tăng cùng với nồng độ DEHP cao không liên quan với mức hoạt động thể lực hoặc lượng calo họ hấp thu hàng ngày.

Ngoài ra, các chất phtalat được sử dụng rất phổ biến trong sản xuất mỹ phẩm như: thuốc nhuộm tóc, sơn móng tay, nước hoa, kem dưỡng da, son môi, phấn, keo xịt…có tác dụng kích thích bạn tăng cân.

Phtalat làm sánh cho các mỹ phẩm, sản phẩm giặt rửa, chai nhựa. Trong thời gian qua, các phòng thí nghiệm trên thế giới đã thu thập ngày càng nhiều chứng cớ cho thấy phtalat tác động tiêu cực đến sự cân bằng hocmon trong cơ thể, gây ra các biến chứng của bệnh béo phì và giảm nồng độ insulin.



Những sản phẩm nguy hiểm nhất tiếp xúc trực tiếp với cơ thể là kem chống nắng, kem bôi mặt, mỹ phẩm và nước hoa. Nếu như dùng hằng ngày các sản phẩm đó, phtalat sẽ thấm vào da rồi đi vào máu. Thông qua hơi nước hoa, chúng còn vào cả phổi.

Tuy nhiên, vấn đề vẫn chưa được giải quyết vì chúng chưa bị cấm hoàn toàn. Các nhà sản xuất tìm mọi cách để lách luật: họ thay đổi một chút công thức hóa học của chúng, thay hình đổi dạng các mẫu mã nhưng các tính chất độc hại thì vẫn không hề thay đổi.

Các tác hại khác của phtalat:

• Xáo trộn nội tiết: Các chất BzBP, DBP tác động như một hormon làm nữ hóa. Thí nghiệm ở chuột có thai, khi cho dùng các chất này, thai phát triển không bình thường, chuột con sinh ra sẽ bị tổn thương tinh hoàn, khả năng sinh sản tinh trùng bị sút kém. Trẻ em bị nhiễm phtalat sẽ dậy thì trước tuổi đến 3 năm.


 

• Gây ung thư: Phtalat gắn kết với các tế bào, tổ chức gây ung thư. Ví dụ: Chất PCB khi tiếp xúc với mô sống tạo ra chất careinogen, một tác nhân gây ung thư. Chất DHEP gây ung thư gan ở chuột.

• Gây các bệnh khác: Các dẫn chất phtalat làm đảo lộn quá trình trao đổi chất, ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp, gây xơ cứng mô, xơ cứng động mạch, đầu độc các nơron thần kinh, dẫn đến bệnh Parkinson - là tình trạng hệ thống thần kinh bị trục trặc theo tuổi tác, gây ảnh hưởng đến tình trạng cử động, thăng bằng và kiểm soát cơ của bệnh nhân.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh, hạnh phúc! Đừng quên truy cập website http://giambeo24h.com để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe và các phương pháp giảm cân bạn nhé! Bạn cũng có thể gọi đến số: 0933.950.577 hoặc 0973.820.820 để được tư vấn miễn phí.


Author: Nguyễn Duy Đại

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét